Bạn muốn tìm hiểu cách làm mứt phật thủ? Hãy tham khảo cách làm trong bài viết dưới đây của Blog Mua Hàng nhé!
Theo Đông y, phật thủ có vị cay, đắng, chua, tính ấm. Vỏ phật thủ chứa tinh dầu có hương thơm dễ chịu. Muốn làm thuốc phải hái lúc trái còn xanh hoặc ngả vàng, cứ vài ba ngày dùng khăn sạch tẩm rượu lau quanh, trái sẽ héo khô dần, vài ba tháng sau mang ra cắt lát mỏng, phơi khô và hảo quản trong bình kín hay ngâm rượu dùng khi đầy bụng rất tốt.
Lõi phật thủ xốp, mềm, không đắng có thể ngâm nước sôi làm nước uống như uống trà, hoặc nấu cháo, nấu sirô, nấu chè và làm mứt.
Làm mứt ngon cẩn chọn trái phật thủ ướm vàng, da láng, trái nhỏ mà già, không nên chọn trái lớn, dễ bị xốp ruột, lát mứt sẽ chai chứ không dẻo.
Làm mứt phật thủ khéo là lát mứt dẻo, trong và giữ được hương thơm tự nhiên.
Xem thêm: Cách làm các món mứt
Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt phật thủ
chọn nguyên liệu làm mứt phật thủ
2 trái phật thủ vàng khoảng 600g
600g đường cát trắng
3 muỗng canh mật ong
nước muối pha loãng (100g muối bọt pha với 3 lít nước lạnh)
20g phèn chua
Cách làm mứt phật thủ
Dùng cây nhọn xăm đều toàn thân quả phật thủ, cát lát khoảng 2x5cm theo chiều dọc trái phật thủ, ngâm vào nước muối khoảng 4-6 giờ, vớt ra xả sạch.
Nấu tan phèn chua với 3 lít nước lạnh. Nước sôi, cho phật thủ vào luộc từ 15-20 phút, vớt ra, xả đi xả lại hằng nước lạnh nhiều lần cho hết đắng.
Nấu tan đường với 2 chén nước lạnh, cho phật thủ vào rim lửa lớn, nước đường sôi thì hạ nhỏ lửa, rim khoảng 1 giờ, tắt bếp, ngâm khoảng 6 giờ hoặc qua đêm.
Lại cho phật thủ lên bếp rim tiếp lần thứ 2, vặn nhỏ lửa, thỉnh thoảng trở đều cho phật thủ ngấm đường. Thấy đường kéo tơ thì cho mật ong vào trộn đều cho đến khi thấy lát phật thủ bóng trong là được.
Đem hong gió cho mứt nguội, bảo quản trong keo thủy tinh đậy kín.
Comments