Ăn cơm chó là gì mà mọi người thường hay bình luận trên facebook, zalo, tiktok,…?
“Cơm chó” hay còn gọi ‘Cơm tró’ là từ lóng chỉ những hành động tình cảm của các cặp đôi yêu nhau thể hiện trước những người độc thân, khiến họ cảm thấy ghen tỵ, cô đơn hơn.
Nếu bạn là một người thường sử dụng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube, Zalo… chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp cụm từ cơm chó và có lẽ đã ăn “cơm chó” vài lần rồi.
Trong văn hoá Trung Quốc, “cẩu” từng được dùng để lăng mạ và công kích. Tuy nhiên với sự bùng nổ của mạng xã hội, từ cẩu không còn mang ý nghĩa nặng nề như trước mà được dùng như cách tự châm biếm và đùa giỡn. Những câu như “mệt như chó”, đồ “chó độc thân”,… được dùng và chế meme rất nhiều.
Vào năm 2011, lứa tuổi người dùng Internet hùng mạnh tại Trung Quốc rơi vào 26-35 tuổi. Đây cũng là lứa tuổi phải hứng chịu áp lực của việc kết hôn. Vậy nên câu đùa và meme về độc thân cẩu “viral” hơn bao giờ hết. Và chó độc thân thì phải gánh chịu việc ăn “cơm chó” từ các cặp đôi yêu đương mặn nồng. Đó là lúc cẩu lương được dùng rộng rãi từ mạng xã hội cho đến phim ảnh, sách truyện.
Ở Trung Quốc, những người độc thân thường được gọi đùa là “cẩu độc thân” (chó độc thân). Vì vậy, khi người độc thân phải xem các đôi thể hiện tình cảm yêu đương, họ gọi đó là nhận “cẩu lương” (thức ăn cho chó). Cụm từ “cẩu lương” đang được sử dụng phổ biến trong các show truyền hình, truyện ngôn tình, phim ảnh hay các phim ngắn, thịnh hành trong giới trẻ Trung Quốc.
cơm chó xuất phát từ từ cẩu lương bên Trung Quốc
Định nghĩa cơm chó
Như vậy có thể hiểu cơm chó là một thuật ngữ xuất phát từ từ cẩu lương bên trung quốc, dùng để chỉ hành động thân mật, tình cảm ngọt ngào của các cặp đôi đang yêu nhau thể hiện trước những người độc thân.
Nói sâu hơn một chút về từ cẩu lương này. Bên Trung quốc, cẩu lương có 2 nghĩa. Nghĩa đen ám chỉ thức ăn cho chó vì vốn dĩ, cẩu nghĩa là chó và lương nghĩa là thức ăn. Tuy nhiên, đa số mọi người đều dùng từ này theo nghĩa bóng khi bắt gặp cặp đôi yêu nhau thể hiện cảnh tình tứ bên nhau để người độc thân phải ghen tỵ.
Khi du nhập đến Việt Nam, mọi người gọi bằng từ cơm chó luôn, khỏi phải dịch nghĩa từ cẩu lương.
Comments