Ngày nay, khi lướt qua các bài viết, video, âm thanh… trên các tờ báo hoặc các nền tảng mạng xã hội như facebook, youtube, zalo,.. chúng ta hãy nghe thành ngữ “ăn mày quá khứ”. Vậy ăn mày quá khứ là gì? Vì sao cụm từ được nhiều người nói đến? Vì sao có nhiều cá nhân, tổ chức thích ăn mày quá khứ?
Hôm nay, Blog Mua Hàng sẽ cùng bạn tìm hiểu về thành ngữ “ăn mày quá khứ” này nhé!
Thành ngữ ăn mày quá khứ hay ăn mày dĩ vàng thì nó cũng tương đương nghĩa như nhau.
Đời người có mười điều đại kị. Ăn mày quá khứ (dĩ vãng) là một trong số đó. Người thích ăn mày dĩ vãng đa phần là do hôm nay họ chẳng còn gì đáng để nói. Người hay chém gió trên bàn nhậu, mở miệng ra là nói chuyện ngày xưa, thường là những người tay trắng ở thời điểm hiện tại.
Như vậy, có thể hiểu “ăn mày quá khứ” là cách nói mang tính ẩn ý những cá nhân (hoặc tổ chức) luôn thể hiện sự tiếc nuối về những gì tốt đẹp trong quá khứ, những ký ức hào hùng, vinh quang, đầy tự hào. Họ thường ra rả kể lại những câu chuyện vinh quang trong quá khứ của mình khi có dịp, bởi vì trong thực tại, bản thân họ không có gì đáng để tự hào, thậm chí là tệ hại.
Cụm từ ăn mày quá khứ hiện nay thường đường dùng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Ăn mày quá khứ là gì?
Nhất là trong lĩnh vực thể thao như trong bóng đá, các đội bóng ngày xưa từng là một thế lực, gã khổng lồ trong thế giới bóng đá, nhưng hiện tại chẳng có nổi một danh hiệu nào. Các cổ động viên và cựu cầu thủ thì cứ nhắc mãi về một quá khứ hào hùng của họ thuở nào. Trong khi hiện tại thì thực lực của họ rất kém cỏi.
Hoặc trong lĩnh vực điện ảnh, các diễn viên từng có các vai diễn để đời, là minh tinh được nhiều người săn đón, hâm mộ trong quá khứ. Hiện tại, họ sa sút vì đắm chìm trong ăn chơi, hưởng thụ, nên họ chẳng có thành tựu gì đáng tự hào. Nhưng khi khó khăn, họ cứ kể mãi về thời vàng son của mình.
Không riêng gì các ngôi sao thể thao, điện ảnh, mà những cá nhân, tổ chức ăn mày quá khứ rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những câu chuyện kể lể trên truyền thông, rồi yêu cầu sự ủng hộ, giúp đỡ của công chúng, fan hâm mộ…
Ngay cả bản thân từng cá nhân trong đời sống bình thường cũng thích “ăn mày quá khứ”, việc bạn cứ kể lể mãi câu chuyện ngày xưa của bạn không khiến người khác thấy nể phục, mà còn khiến họ cảm thấy khó chịu, bực bội.
Đôi lúc, những gì tốt đẹp cứ để nó ngủ yên trong quá khứ. Im lặng là chìa khóa của sức mạnh.
“Ăn mày quá khứ” – Là thái độ của kẻ thất bại trong hiện tại
Năm 1991, nhà văn Chu Lai cho ra mắt tác phẩm “Ăn mày dĩ vãng”. Cuốn tiểu thuyết sau đó được chuyển thể thành phim “Người đi tìm dĩ vãng”. Câu chuyện kể về một người lính trong thời bình, giờ lặn ngụp về quá khứ tìm lại bóng hình người yêu tưởng như đã chết. Trong một ngày anh vô tình gặp cô giờ đã là nữ doanh nhân thành đạt.
Còn anh, không vợ, không con, không gia đình, chỉ còn ký ức đi kiếm một thời hoa lửa. Sức ấn tượng của tác phẩm “Ăn mày dĩ vãng” đã đưa nó ra với đời sống, trở thành câu thành ngữ nói về những con người, những tổ chức chỉ còn biết gặm nhấm vinh quang quá khứ.
Hiện tại ảm đạm sao mà so được với quá khứ huy hoàng. Kiểu người này chỉ biết nương nhờ vào ánh hào quang của một thời xưa cũ để níu kéo lại chút thể diện cho hôm nay. Quá khứ thành công hay thất bại cũng đều là chuyện đã qua. Cuộc đời đã bước sang trang mới nên bạn hãy dừng việc nhắc lại chuyện xưa.
Sau khi thắng giải Nobel văn học, nhà văn Mạc Ngôn đã khéo léo từ chối lời đề nghị sửa sang lại căn nhà cũ của mình do chính quyền quê hương khởi xướng. Ông nói: “Tôi cần phải nhanh chóng quên đi giải thưởng này. Tôi không thể cứ mãi đắm chìm trong men say chiến thắng mà đánh mất chính mình.”
Ngủ quên trong chiến thắng là hành vi của kẻ hèn nhát không dám đối mặt với thực tại. Người giỏi không ưa khoa trương. Họ khiếm tốn và có chí tiến thủ.
Hôm qua dù có tốt đẹp thì cũng đã thành quá khứ. Người trưởng thành không nhắc lại chuyện xưa, chỉ tập trung sống hết mình cho hôm nay.
Comments